Diaoconline - Theo nhiều chuyên gia, cùng với tín hiệu khởi sắc của thị trường, nhu cầu đầu cơ bất động sản (BĐS) đã tăng trở lại sau gần 3 năm liên tục giảm.
Cách đây vài năm, tại thời điểm thị trường sôi động, theo báo cáo từ một đơn vị tư vấn dịch vụ BĐS, có tới 60-70% khách mua nhà là giới đầu tư. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã sụt giảm mạnh khi thị trường suy thoái. Hiện nay, tỷ lệ nhà đầu cơ cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại cùng với những tín hiệu khởi sắc của thị trường.
Nhà đầu cơ đã trở lại
Báo cáo thị trường BĐS Hà Nội quý II/2014 được CBRE Việt Nam công bố cho thấy, nhiều khách hàng là nhà đầu tư đã quay lại thị trường. Sau đó, trong báo cáo về thị trường quý III/2014, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và thẩm định giá của Cushman & Wakefield Việt Nam Jonathan Tizzard cho biết, trong quý nay, thị trường hoạt động khá tốt ở tất cả các phân khúc bởi sự tham gia không chỉ của người có nhu cầu thực mà cả giới đầu tư
Vừa qua, theo nhận của Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc Vũ Cương Quyết tại Hội thảo về cơ hội đầu tư BĐS, nhu cầu đầu cơ BĐS đã "nhen nhóm" tăng trở lại sau thời gian dài, gần 3 năm giảm liên tục.
Cụ thể, nhu cầu đầu cơ trong năm 2011 chiếm khoảng 8% thì tới năm 2012, 2013 con số này giảm xuống chỉ còn 3% và 2%. Nhưng thống kê trong 1 tháng trở lại đây, nhu cầu đầu cơ của nhà đầu tư trên thị trường BĐS đã tăng trở lại với khoảng 4%.
Thị trường BĐS "ấm" dần tạo điều kiện cho nhu cầu đầu cơ tăng trở lại, các nhà đầu tư đã bắt đầu “gom tiền” đầu tư BĐS đê “đón sóng” thị trường
Ông Quyết cho biết, nhu cầu dài hạn vẫn còn tồn tại và sẽ tăng tiếp. Cùng với đó, trong những năm này, nhiều nhà đầu tư vẫn chấp nhận vào thị trường. Nhưng nhà đầu tư cần cân nhắc tới một số yếu tố như năng lực chủ đầu tư, tính pháp lý của dự án, giá và các chính sách khuyến mãi, tiến độ của dự án... tại thời điểm thị trường không còn những biến động giá quá mạnh.
Theo ông Quyết, so với thời điểm sốt giá trước đây, hiện giá BĐS đã khá thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến giới đầu tư quay trở lại thị trường BĐS.
Ông Quyết đánh giá, giá BĐS hình thành bởi nhiều yếu tố, nước ta có lợi thế nhân công rẻ nhưng nguyên liệu, máy móc cho dự án hầu như phải nhập khẩu nên thực tế hiện giờ mặt bằng giá là không cao. Thị trường đang tốt dần lên, nhưng chủ đầu tư cũng cần quan tâm tới nguồn cung, không nên "đẩy" giá BĐS để tránh rủi ro khi thị trường vẫn còn rất mong manh.
Vừa qua, theo nhận của Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc Vũ Cương Quyết tại Hội thảo về cơ hội đầu tư BĐS, nhu cầu đầu cơ BĐS đã "nhen nhóm" tăng trở lại sau thời gian dài, gần 3 năm giảm liên tục.
Cụ thể, nhu cầu đầu cơ trong năm 2011 chiếm khoảng 8% thì tới năm 2012, 2013 con số này giảm xuống chỉ còn 3% và 2%. Nhưng thống kê trong 1 tháng trở lại đây, nhu cầu đầu cơ của nhà đầu tư trên thị trường BĐS đã tăng trở lại với khoảng 4%.
Thị trường BĐS "ấm" dần tạo điều kiện cho nhu cầu đầu cơ tăng trở lại, các nhà đầu tư đã bắt đầu “gom tiền” đầu tư BĐS đê “đón sóng” thị trường
Ông Quyết cho biết, nhu cầu dài hạn vẫn còn tồn tại và sẽ tăng tiếp. Cùng với đó, trong những năm này, nhiều nhà đầu tư vẫn chấp nhận vào thị trường. Nhưng nhà đầu tư cần cân nhắc tới một số yếu tố như năng lực chủ đầu tư, tính pháp lý của dự án, giá và các chính sách khuyến mãi, tiến độ của dự án... tại thời điểm thị trường không còn những biến động giá quá mạnh.
Theo ông Quyết, so với thời điểm sốt giá trước đây, hiện giá BĐS đã khá thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến giới đầu tư quay trở lại thị trường BĐS.
Ông Quyết đánh giá, giá BĐS hình thành bởi nhiều yếu tố, nước ta có lợi thế nhân công rẻ nhưng nguyên liệu, máy móc cho dự án hầu như phải nhập khẩu nên thực tế hiện giờ mặt bằng giá là không cao. Thị trường đang tốt dần lên, nhưng chủ đầu tư cũng cần quan tâm tới nguồn cung, không nên "đẩy" giá BĐS để tránh rủi ro khi thị trường vẫn còn rất mong manh.
Thời điểm này nên bỏ tiền mua nhà
Chia sẻ về những "thăng trầm" của giới đầu tư BĐS tại Việt Nam, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, từ đổi mới đến nay, thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua 3 lần sốt giá. Cụ thể, giai đoạn sốt giá lần thứ 1 (1991-1993) và lần thứ 2 (2001-2003) tại các đô thị lớn, giá đất thậm chí còn tăng gấp 10 lần; lần sốt giá thứ 3 (2007-2009) giá đất tuy chỉ tăng 2-3 lần, tuy nhiên, đây lại là giai đoạn bùng nổ nhất và giới đầu tư được lợi nhiều nhất.
Ông Võ cho biết, trong nền kinh tế chuyển đổi, đặc trưng của thị trường: Quá trình tăng giá là quá trình tất yếu, xu hướng này luôn tăng vượt giá trị thật trên thị trường. Theo ông Võ, đó là quá trình tích tụ bong bóng mang tính quy luật. Cụ thể, giá đất bằng 0 tới bằng giá thị trường đã tạo ngữ cảnh đất tăng giá mạnh, đầu tư vào BĐS mang lại hiệu quả cao nhất, tạo ra hệ quả là tham nhũng đầu tư, tích trữ tiền vào BĐS giá cao và không quan tâm đến phân khúc giá thấp
Cũng theo vị chuyên gia này, tại thời điểm sốt nóng vài năm trước, thị trường rất sôi động, người người kinh doanh BĐS, hầu hết các dự án đều bị đẩy giá lên mức cao quá, khi đó mỗi dự án chủ đầu tư lãi 50%, có khi 100% hoặc hơn nữa là chuyện bình thường.
Ông Võ nhận định, hiện nay, giá BĐS đã giảm khá sâu, có một số dự án đã giảm tới 50%, với mức giảm này, các chủ đầu tư gần như không có lãi hoặc nếu có lãi cũng sẽ rất ít. Người mua nhà đang rất có lợi với mức giá mới này, nhất là đối với đa phần người dân đang có thu nhập trung bình và thấp.
Trong thời gian tới, với động lực chủ yếu từ thị trường, nhà đầu tư sẽ làm xu hướng thị trường thay đổi. Vì thế, chủ đầu tư cần phải định hình, thay đổi quan điểm hiện tại, đặc biệt, phải đưa ra những phương thức bán hàng cởi mở hơn, ông Võ nói.
Từ một góc nhìn khác, ông Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp Ngân hàng BIDV, chuyên gia tài chính ngân hàng lại cho rằng, dưới góc độ vĩ mô, 2 chỉ số quan trọng của thị trường là BĐS và chứng khoán bởi khi nền kinh tế lên xuống 2 chỉ số nhạy cảm nhất. Nếu coi đáy tăng trưởng kinh tế Việt Nam là năm 2012 và lấy thống kê 2010 để làm gốc ta thấy, nền kinh tế đang khởi sắc và BĐS ấm lên khiến tâm lý người tiêu dùng, nhà đầu tư thay đổi.
Cũng theo ông Lực, cơ chế chính sách của Nhà nước cũng góp phần "kích" thị trường BĐS đi lên bởi nếu không có Nghị quyết 02 sẽ không có gói 30.000 tỷ và cũng không có hỗ trợ thị trường, nhằm vào thị trường BĐS. Đối với góc độ vi mô, bản thân người mua nhà và nhà đầu tư thấy rằng, đây là thời điểm mua bán thích hợp trong bối cảnh giá nhà đã giảm 30-40% và chủ đầu tư liên tục tung các “chiêu” bán hàng, cắt lẻ căn hộ thích hợp, khuyến mại, giảm giá bán...
Ông Võ cho biết, trong nền kinh tế chuyển đổi, đặc trưng của thị trường: Quá trình tăng giá là quá trình tất yếu, xu hướng này luôn tăng vượt giá trị thật trên thị trường. Theo ông Võ, đó là quá trình tích tụ bong bóng mang tính quy luật. Cụ thể, giá đất bằng 0 tới bằng giá thị trường đã tạo ngữ cảnh đất tăng giá mạnh, đầu tư vào BĐS mang lại hiệu quả cao nhất, tạo ra hệ quả là tham nhũng đầu tư, tích trữ tiền vào BĐS giá cao và không quan tâm đến phân khúc giá thấp
Cũng theo vị chuyên gia này, tại thời điểm sốt nóng vài năm trước, thị trường rất sôi động, người người kinh doanh BĐS, hầu hết các dự án đều bị đẩy giá lên mức cao quá, khi đó mỗi dự án chủ đầu tư lãi 50%, có khi 100% hoặc hơn nữa là chuyện bình thường.
Ông Võ nhận định, hiện nay, giá BĐS đã giảm khá sâu, có một số dự án đã giảm tới 50%, với mức giảm này, các chủ đầu tư gần như không có lãi hoặc nếu có lãi cũng sẽ rất ít. Người mua nhà đang rất có lợi với mức giá mới này, nhất là đối với đa phần người dân đang có thu nhập trung bình và thấp.
Trong thời gian tới, với động lực chủ yếu từ thị trường, nhà đầu tư sẽ làm xu hướng thị trường thay đổi. Vì thế, chủ đầu tư cần phải định hình, thay đổi quan điểm hiện tại, đặc biệt, phải đưa ra những phương thức bán hàng cởi mở hơn, ông Võ nói.
Từ một góc nhìn khác, ông Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp Ngân hàng BIDV, chuyên gia tài chính ngân hàng lại cho rằng, dưới góc độ vĩ mô, 2 chỉ số quan trọng của thị trường là BĐS và chứng khoán bởi khi nền kinh tế lên xuống 2 chỉ số nhạy cảm nhất. Nếu coi đáy tăng trưởng kinh tế Việt Nam là năm 2012 và lấy thống kê 2010 để làm gốc ta thấy, nền kinh tế đang khởi sắc và BĐS ấm lên khiến tâm lý người tiêu dùng, nhà đầu tư thay đổi.
Cũng theo ông Lực, cơ chế chính sách của Nhà nước cũng góp phần "kích" thị trường BĐS đi lên bởi nếu không có Nghị quyết 02 sẽ không có gói 30.000 tỷ và cũng không có hỗ trợ thị trường, nhằm vào thị trường BĐS. Đối với góc độ vi mô, bản thân người mua nhà và nhà đầu tư thấy rằng, đây là thời điểm mua bán thích hợp trong bối cảnh giá nhà đã giảm 30-40% và chủ đầu tư liên tục tung các “chiêu” bán hàng, cắt lẻ căn hộ thích hợp, khuyến mại, giảm giá bán...