Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Bất động sản tỉnh lẻ bất ngờ sôi động

0 nhận xét

Vị trí đẹp, nhiều ưu ái từ chính quyền địa phương, sức hút đầu tư lâu dài... là lý do khiến các đại gia bất động sản sẵn sàng đổ vốn vào.

Đầu tháng này, Tập đoàn Vingroup đề nghị với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kế hoạch xây dựng trung tâm hành chính mới (phường Đông Hải) và khai thác quỹ đất tại khu hành chính cũ (phường Điện Biên). Theo kế hoạch nhiều hạng mục sẽ được triển khai như: trung tâm thương mại, khách sạn cao 25 tầng và biệt thự liền kề trên tổng diện tích trên 50.000 m2.

Chưa có bất kỳ con số về tổng mức đầu tư hai dự án kể trên, song nhìn về quy mô có thể thấy tiềm năng kinh tế tại địa phương Bắc miền Trung chính là sức hút đối với ông lớn bất động sản này.


Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là sản phẩm chính được giới địa ốc đổ vốn đầu tư tại các địa phương. 

Hồi tháng 7 năm ngoái, một dự án khác là khu nhà hỗn hợp FLC Complex Thanh Hoá quy mô vốn 1.200 tỷ đồng được Tập đoàn FLC khởi công, nối tiếp một dự án nghỉ dưỡng trị giá 5.500 tỷ đồng khác cũng của doanh nghiệp này. Ngoài ra, theo bản ghi nhớ ký với UBND tỉnh Thanh Hóa trong năm 2014, doanh nghiệp địa ốc này sẽ đầu tư nhiều dự án bất động sản thuộc nhiều phân khúc tại địa phương.

Cùng với Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Ninh Bình... Thanh Hóa cùng một số địa phương khác đang là những địa chỉ mới có sức hút với các đại gia bất động sản thời gian gần đây. Dù vậy, theo các chủ đầu tư, việc kinh doanh tại địa phương không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió".

Đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai dự án đô thị mới Tây Nam tại Việt Trì (Phú Thọ), dù có kinh nghiệm và thương hiệu tích luỹ qua nhiều dự án quy mô tại Hà Nội và TP HCM, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn cầu (GP.Invest) - Nguyễn Quốc Hiệp cũng tỏ ra khá thận trọng khi đánh giá về thị trường mới sắp tham gia.

Chia sẻ với VnExpress, vị này cho biết lý do để GP Invest quyết định đầu tư tại tỉnh trung du miền núi phía Bắc là do dự án nằm vị trí khá đẹp ngay giữa thành phố. Quan trọng hơn sau khi có quỹ đất sạch, hạ tầng cơ sở hoàn thành việc bán đất nền sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được một phần vốn đầu tư. Dù vậy, ông vẫn không kỳ vọng nhiều sức hút thị trường tại địa phương này. "Lúc này tôi chưa dám khẳng định tốt vì hầu như sức mua sản phẩm tại hầu hết các tỉnh vẫn kém, nhất là từ người dân bản địa", ông Hiệp bày tỏ.

Ngoài đầu tư khu đô thị tại Hải Dương và dự án nghỉ dưỡng tại khu du lịch biển một số tỉnh phía Nam, Ninh Thuận đang là địa điểm rót vốn của Công ty CP Đầu tư bất động sản Thành Đông. Thông qua hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau khi công viên biển Bình Sơn (Phan Rang, Tháp Chàm) được khánh thành hồi tháng 10 năm ngoái, doanh nghiệp này đã nhận được 5 ha đất để triển khai các hạng mục khách sạn, resort, khu đô thị phía Đông...

Theo lãnh đạo doanh nghiệp, dù dự án nhận được sự hỗ trợ tích cực từ lãnh đạo địa phương, song việc thi công tại vùng đất điều kiện tự nhiên khắt nghiệt như Ninh Thuận đã ảnh hưởng khá lớn đến tiến độ các hạng mục, trong đó có nhiều công trình đang triển khai.

Dày dặn kinh nghiệm tại thị trường tỉnh lẻ với từ phân khúc cao cấp, bậc trung đến nghỉ dưỡng, lãnh đạo Công ty Cổ phần Max Việt Nam - chủ đầu tư của hàng loạt dự án tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh)... thừa nhận đầu tư tại địa phương thuận lợi lớn nhất là chi phí xây dựng, giá đất lẫn giá bán đều khá rẻ.

"Với các sản phẩm đặc thù, 40-60% khách hàng của công ty đến từ Hà Nội và TP HCM. Am hiểu thị trường để đáp ứng đúng nhu cầu của những người có tiền là trở ngại lớn nhất của mỗi nhà đầu tư. Không phải lúc nào đơn vị cũng có sẵn những nhân viên kinh doanh tư vấn giỏi, thuyết phục tốt", Tổng giám đốc Trần Đức Diễn cho hay.

Cùng đó, do khoảng cách địa lý chủ đầu tư thường phải tổ chức chương trình tham quan giới thiệu dự án, tiền di chuyển khá tốn kém khiến tăng các chi phí truyền thông, bán hàng. "Đây cũng là điểm cạnh tranh mà các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay phải lưu tâm khi quyết định đầu tư tại các tỉnh", vị này nói
.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Bất động sản ổn định giá vào cuối năm

0 nhận xét

Khác với nhiều năm trước, bất động sản cuối năm thường “sốt”, năm nay, các chủ đầu tư bất động sản đang liên tục tung ra các chương trình khuyến mại, chiết khấu, tặng quà… đi kèm với các chiêu thức gây chú ý với khách mua nhà dịp này.


BĐS cuối năm tung chiêu khuyến mai “khủng”. Ảnh: P.V
BĐS cuối năm tung chiêu khuyến mai “khủng”. Ảnh: P.V

Đủ loại khuyến mãi


Chị Nguyễn Kim Xoan (Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) than thở rằng ngày nào chị cũng nhận được tin nhắn và email chào hàng từ các dự án bất động sản trên địa bàn Hà Nội. Chị Xoan cho biết, tháng 8 vừa qua do có ý định mua nhà ở riêng nên vợ chồng chị đã đến một số sàn bất động sản  ở quận Thanh Xuân tìm hiểu thông tin mua nhà. Chị đã để lại số điện thoại liên lạc với nhân viên sàn. Cũng từ đó, điện thoại của chị Xoan liên tục  nhận được những tin nhắn chào mời mua nhà. “Từ đầu tháng 12 đến giờ, ngày nào cũng có vài tin nhắn chào mời mua nhà, thậm chí là các cú điện thoại trực tiếp chào bán”, chị Xoan nói.

Từ câu chuyện chị Xoan, chúng tôi tìm hiểu thị trường bất động sản Hà Nội những ngày cuối năm 2014 này. Quả thật, rất nhiều chiêu thức thu hút khách hàng đã được các chủ đầu tư tung ra. Thậm chí đó là những chiêu vô cùng “độc”. Những tin nhắn hấp dẫn liên tục được gửi đến người có nhu cầu và cả không có nhu cầu mua nhà như: Xem nhà nhận Iphone, căn hộ cao cấp trả trước 200 triệu, trả góp lãi suất 0%, tặng nội thất và Iphone 6, nhận quà ngày Tết 2015, mua nhà mỗi tháng chỉ 6 triệu đồng, tặng máy lạnh, tivi… Căn hộ cao cấp đường Lê Văn Lương kéo dài “hứa” với khách hàng sẽ giao nhà trong quý 1/2016 với giá trị căn hộ chỉ 1,5 tỷ, lãi suất năm đầu tiên 0%, miễn phí 3 năm dịch vụ bể bơi, tập gym. Một số dự án khác lại tung những chiêu lạ như: giá chỉ từ 130 triệu đồng/nền tới 600 triệu đồng/nền, khách hàng được trả góp 18 tháng không lãi suất. Khách hàng sẽ được chiết khấu ngay 4% khi thanh toán 75% và chiết khấu 5% khi thanh toán 95%. Được tặng 5 tấn xi măng, 5.000 viên gạch, tư vấn và tặng bản vẽ thiết kế miễn phí…

Thậm chí, để gây chú ý, không ít những đại gia bất động sản đã tung ra những quà tặng “khủng” như tập đoàn Vingroup đặt mua du thuyền siêu sang loại mới nhất của Sunseeker, trị giá 1 triệu USD (hơn 20 tỷ đồng) dành tặng cho chủ sở hữu bất động sản dự án Vinhomes Central Park.
Hay như khách hàng mua căn hộ Lexington Residence, ngoài lãi suất 0% trong 3 năm đầu còn có thể được tặng xe Audi 1,6 tỷ đồng. Còn dự án Watermark Hồ Tây cam kết lợi tức tiền thuê 7%/năm ngay từ thời điểm bàn giao và được chủ đầu tư hỗ trợ triển khai dịch vụ cho thuê trọn gói... Thêm một dự án khác của tập đoàn Hưng Thịnh tặng gói nội thất cao cấp khi mua căn hộ Sky Center Tân Phú

Thị trường vẫn tiếp tục gặp khó


Thông lệ thị trường, cuối năm là thời điểm giao dịch nhà đất thường tốt hơn và dễ xảy ra những cơn “sốt” giá. Nhưng nhìn vào thực tế hiện nay, hầu như các doanh nghiệp bất động sản, các chuyên gia đều khẳng định sẽ khó có cơ hội tăng giá hay khan hàng để tạo nên cơn “sốt” thật sự .

Hiện nhiều dự án chung cư vẫn tiếp tục được mở bán để vét dòng tiền cuối năm. Khảo sát của chúng tôi ở một số quận trung tâm có gần chục dự án chung cư cao cấp đang trong quá trình hoàn thành và chuẩn bị bàn giao như Platinum Residences (Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình) giá từ 30 triệu đồng/m2, Hòa Bình Green City (Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) khoảng 30 triệu đồng/m2, Hà Đô Parkview (Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) trên 30 triệu đồng/m2… Tuy nhiên sự quan tâm của khách hàng không như kỳ vọng của chủ đầu tư.

Theo nhìn nhận của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnRea), căn cứ vào nguồn cầu và nguồn cung mà các chủ dự án đang chuẩn bị, thị trường bất động sản rất khó sôi động. Thị trường chỉ ấm dần lên. VnRea dự báo, về cơ bản thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khó khăn từ nay đến những ngày cuối năm và cả trong năm 2015 mặc dù đang có dấu hiệu hồi phục. Bởi lẽ, theo VnRea, tuy thị trường đã có cải thiện nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa hết khó khăn. "Phần lớn các chủ đầu tư, doanh nghiệp vẫn phải đi vay với lãi suất ở mức 13%/năm và dường như ngoài gói 30.000 tỷ đồng vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào", VnRea cho biết.

Ở thời điểm này, hàng nghìn hộ dân khu chung cư Kim Văn – Kim Lũ (quận Hoàng Mai) nô nức chuyển đến nhà mới. Theo hợp đồng mua bán, chủ đầu tư đã bàn giao nhà trước 1 năm đúng vào dịp cuối năm. Đó chính là một nét sáng nhỏ trong bức tranh bất động sản phân khúc nhà giá rẻ năm nay.
Tại Hà Nội, đáng chú ý trong thời điểm hiện nay đó là nguồn cung căn hộ hoàn thiện cũng như sắp hoàn thiện còn tồn ở các dự án đang cạn dần. Thay vào đó là loạt dự án mới triển khai thi công hoặc tái khởi động trở lại. Nếu khách hàng có muốn bỏ tiền mua nhà thì vẫn khó có cơ hội ở nhà mới trong những ngày đầu năm sắp tới. Có thể đó cũng là lý do khiến thị trường nhà ở cuối năm khó “sốt” cho dù đầy rẫy những lời mời chào, khuyến mãi “khủng”.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

05 bí quyết kiếm tiền khi đầu tư bất động sản

0 nhận xét

Chia sẻ của một chuyên gia bất động sản đã đào tạo trên 1200 học viên từ 35 tỉnh thành Việt nam. 80% các nhà đầu tư gặp rủi ro, mất tiền vì không nắm vững được 05 bí quyết này. Đây là phương pháp tư duy khôn ngoan giúp bạn kiếm tiền từ đầu tư bất động sản.

Bí quyết số 1: Chọn BĐS có tính thanh khoản

Đây là sai lầm lớn khiến nhiều người đang chôn tiền của mình tại Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Thạch Thất, Hòa Bình, Bắc Ninh (quá xa trung tâm)... hay các tài sản chung cư, liền kề góp vốn – đã dừng hoặc chậm thi công, một số phân khúc bất động sản cao cấp…
Dù bạn định đầu tư vào bất động sản ở trung tâm hay ven đô, thổ cư, nhà phố, chung cư, liền kề hay biệt thự thì tiêu chí đầu tiên là tính thanh khoản. Tính thanh khoản được hiểu đơn giản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt.
Giả sử sau khi bạn mua loại bất động sản đó xong, câu hỏi là: Ngay bây giờ, bạn bán có người mua ngay hay không? Có thể câu trả lời là không. Thậm chí cần tiền, bây giờ bán rẻ hơn 1 chút, có người mua ngay hay không ? Có thể câu trả lời vẫn là: Không có!
Bạn mua vào rất dễ và “thoát hàng” ra rất khó. Đặc biệt nếu bạn định vay tiền của ngân hàng, người quen để đầu tư, có thể rất lâu hoặc không biết đến bao giờ mới rút được tiền ra. Sau đó bạn sẽ cảm thấy sốt ruột vì tài sản không tăng giá, bán không ai mua và hàng tháng vẫn phải chịu lãi vay.
Chỉ đầu tư những tài sản này nếu bạn thực sự rất rảnh rỗi về tiền mặt và có ý tưởng đầu tư dài hạn.
Ví dụ một gợi ý cho bạn:
Bất động sản không quá xa trung tâm (hoặc nơi sầm uất) 3-10km thường có tính thanh khoản tốt. Vậy tại sao là 3-10 km? Lý do là mọi người sẽ chấpnhận di chuyển trong khoảng cách này, mất từ 10-25 phút di chuyển, đó là nhu cầu tiêu dùng thực.
Khi nhắc đến bất động sản, thường có 2 nhu cầu cơ bản là tiêu dùng và đầu tư. Khi thị trường đi xuống, có thể nhu cầu đầu tư biến mất và chỉ còn nhu cầu tiêu dùng. Nếu mua bất động sản không quá xa nơi sầm uất thì dù thị trường đi xuống, vẫn luôn có nhu cầu tiêu dùng và bạn vẫn có thể bán được bất động sản của mình, thoát ra khỏi thị trường.
Nhiều người mất tiền hoặc đọng vốn hàng tỷ đồng là do mua bất động sản ở vị trí quá xa trung tâm, nơi không có nhu cầu tiêu dùng. Một số bất động sản khác thì do giá quá cao, không phù hợp với nhiều người nên khi thị trường đi xuống cũng mất luôn tính thanh khoản.
Vì vậy, câu hỏi đầu tiên trước khi mua vào, đó là: Nếu tôi cần tiền bán ngay thì có ai mua không? hay: Tính thanh khoản của BĐS có cao hay không?

Bí quyết số 2: Kiếm tiền ngay khi mua

Ví dụ : Bất động sản có giá thị trường (giá mặt bằng chung) là 1 tỷ, bạn mua được 800 triệu. Bất động sản có giá thị trường là 5 tỷ, bạn mua được giá 4,2 tỷ. Bất động sản có giá thị trường là 10 tỷ, bạn mua được giá 7 tỷ.
Kiếm tiền khi mua được hiểu là luôn mua thấp hơn giá thị trường. Sai lầm của hầu hết mọi người là thường mua bằng giá thị trường và hy vọng tương lai sẽ lên giá.
Đôi khi sau khi mua xong, có thể thị trường bât động sản đi lên và bạn kiếm thêm được tiền khi bán. Nhưng tư duy đầu tư thông minh là lãi ngay khi mua. Nhờ tư duy này, bạn có thể kiếm tiền cả khi thị trường đi lên và đi xuống. Với thị trường đi xuống, bạn chọn khu vực thanh khoản ,mua rẻ và bán cũng rẻ.
Vậy câu hỏi thứ 2, bạn cần tự hỏi mình: Tôi có đang mua rẻ hơn giá thị trường không? (Hay tôi đang mua bằng giá thị trường và hi vọng?)

Bí quyết số 3: Xét kĩ mối quan hệ giữa Dòng tiền & Lãi vốn

Nếu bạn mua xong bất động sản, xây nhà lên và có người thuê ngay thì nơi đó được gọi là có dòng tiền. Nếu bất động sản bạn gần trường học, khu công nghiệp, bệnh viện... bạn có thể kinh doanh buôn bán mà ra tiền ngay, nơi đó cũng được gọi là có dòng tiền.
Và ngược lại, có rất nhiều nơi mà bạn mua xong, xây lên để cho thuê thì cũng không có “ma nào” đến thuê hay kinh doanh được. Nơi đó được gọi là không có dòng tiền. Còn yếu tố lãi vốn được hiểu đơn giản là tiềm năng tăng giá của bất động sản.
Có những vị trí bất động sản bạn mua giá 40-45 triệu/m2 và sau 3-7 năm, nó tăng hoặc giảm không đáng kể thành từ 35-50 triệu/m2. Và có những vị trí khác, bạn mua giá 3 -10 triệu, sau 3-7 năm, nó tăng thành 20-50 triệu.
Ở những nơi đã phát triển rồi, giá bất động sản thường sẽ tương đối ổn định. Ở những nơi đang phát triển, bất động sản sẽ tiếp tục được hưởng yếu tố lãi vốn thì câu hỏi là bạn sẽ chọn mua ở đâu?
Nếu bạn chọn sai, đồng tiền của bạn sẽ không sinh sôi nảy nở. Nhiều tài sản trong nội thành không còn yếu tố lãi vốn cao và ngược lại, khá nhiều tài sản ở quá xa trung tâm không có yếu tố dòng tiền.
Vì vậy, lãi vốn và dòng tiền là 2 tiêu chí quan trọng bạn nên xem xét trước khi đầu tư. 2 câu hỏi khác bạn nên tự hỏi trước khi mua là BĐS này có dòng tiền hay không: hay BĐS này có yếu tố lãi vốn cao hay thấp?

Bí quyết số 4: Chuẩn về mặt pháp lý

Một số bất động sản pháp lý không chuẩn: Ví dụ chưa có sổ đỏ hoặc chưa chắc đã làm được. Trong quá trình giao dịch, bạn được chủ nhà, chủ đất hay chủ đầu tư hứa rằng: Yên tâm đi, không phải lo đâu, anh chị sẽ làm sổ đỏ cho em... Bạn đặt cọc 1 khoản tiền lớn hoặc thanh toán hết tiền sau đó không ra được sổ đỏ hoặc xảy ra tranh chấp, kiện tụng... cũng là rủi ro sẽ khiến bạn mất tiền.
Vì vậy bạn cần nhớ:
Luôn kiểm tra kỹ thông tin pháp lý tài sản bằng cách hỏi địa chính xã, phường; phòng tài nguyên quận, huyện hay các cơ quan chức năng, người am hiểu về bất động sản …. trước khi tiến hành giao dịch đặt cọc hay mua bán.  Câu hỏi bạn nên tự hỏi tình trạng pháp lý của BĐS này như thế nào?

Bí quyết số 5: Không gian & Phong thủy- Hạ tầng & dịch vụ

Ví dụ : Bạn mua bất động sản xong mà không để ý là đi ra chợ mất 5km, lên bệnh viện mất 30km, đi uống café mất 3km, con đi học mất 15km...
Hay điện và nước thường xuyên bị mất, hạ tầng hay bị ngập lụt, xung quanh không có cây cối, công viên, không có khuôn viên cho trẻ con, chi phí dịch vụ cao, chất lượng xây dựng kém... Hay gần nhà có mồ mả, đình chùa, miếu mạo, nghiện hút, cave, trộm cắp... Nhiều người mua bất động sản chỉ vì yếu tố rẻ, vừa tiền… mà bỏ qua yếu tố này.
Vì vậy, câu hỏi số 5 dành cho bạn là BĐS này có không gian và phong thủy, hạ tầng và dịch vụ như thế nào?
Như vậy, 5 tư duy đúng trước khi quyết định đầu tư dành cho bạn là:
1) Tính thanh khoản
2) Kiếm tiền khi mua
3) Lãi vốn và Dòng tiền
4) Pháp lý
5) Không gian & Phong thủy – Hạ tầng & Dịch vụ
Bạn cũng đừng quên đầu tư vào kiến thức trước khi đầu tư bất động sản vì dù làm bất cứ lĩnh vực gì bạn cần có hiểu biết sâu sắc về nó.
Có quá nhiều người đã mất tiền trong việc đầu tư bất động sản, nhiều người khác nợ nần, phá sản và thất bại hoàn toàn; nếu bạn may mắn đọc được thông tin này, hãy lưu giữ, ghi chép lại, nắm vững nó và hướng dẫn, chia sẻ cho những người xung quanh để cùng tránh rủi ro, kiếm thêm lợi nhuận.
Hãy sử dụng bất động sản đế giúp mình trở nên giàu có, giống như ai đó từng nói: Bất động sản là con đường tất yếu mà sớm muộn bạn cũng phải đi qua!

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Nhu cầu đầu cơ trên thị trường đang tăng trở lại

0 nhận xét


Diaoconline - Theo nhiều chuyên gia, cùng với tín hiệu khởi sắc của thị trường, nhu cầu đầu cơ bất động sản (BĐS) đã tăng trở lại sau gần 3 năm liên tục giảm.

Cách đây vài năm, tại thời điểm thị trường sôi động, theo báo cáo từ một đơn vị tư vấn dịch vụ BĐS, có tới 60-70% khách mua nhà là giới đầu tư. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã sụt giảm mạnh khi thị trường suy thoái. Hiện nay, tỷ lệ nhà đầu cơ cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại cùng với những tín hiệu khởi sắc của thị trường.


Nhà đầu cơ đã trở lại

Báo cáo thị trường BĐS Hà Nội quý II/2014 được CBRE Việt Nam công bố cho thấy, nhiều khách hàng là nhà đầu tư đã quay lại thị trường. Sau đó, trong báo cáo về thị trường quý III/2014, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và thẩm định giá của Cushman & Wakefield Việt Nam Jonathan Tizzard cho biết, trong quý nay, thị trường hoạt động khá tốt ở tất cả các phân khúc bởi sự tham gia không chỉ của người có nhu cầu thực mà cả giới đầu tư

Vừa qua, theo nhận của Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc Vũ Cương Quyết tại Hội thảo về cơ hội đầu tư BĐS, nhu cầu đầu cơ BĐS đã "nhen nhóm" tăng trở lại sau thời gian dài, gần 3 năm giảm liên tục.

Cụ thể, nhu cầu đầu cơ trong năm 2011 chiếm khoảng 8% thì tới năm 2012, 2013 con số này giảm xuống chỉ còn 3% và 2%. Nhưng thống kê trong 1 tháng trở lại đây, nhu cầu đầu cơ của nhà đầu tư trên thị trường BĐS đã tăng trở lại với khoảng 4%.

Thị trường BĐS "ấm" dần tạo điều kiện cho nhu cầu đầu cơ tăng trở lại, các nhà đầu tư đã bắt đầu “gom tiền” đầu tư BĐS đê “đón sóng” thị trường
Ông Quyết cho biết, nhu cầu dài hạn vẫn còn tồn tại và sẽ tăng tiếp. Cùng với đó, trong những năm này, nhiều nhà đầu tư vẫn chấp nhận vào thị trường. Nhưng nhà đầu tư cần cân nhắc tới một số yếu tố như năng lực chủ đầu tư, tính pháp lý của dự án, giá và các chính sách khuyến mãi, tiến độ của dự án... tại thời điểm thị trường không còn những biến động giá quá mạnh.

Theo ông Quyết, so với thời điểm sốt giá trước đây, hiện giá BĐS đã khá thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến giới đầu tư quay trở lại thị trường BĐS.

Ông Quyết đánh giá, giá BĐS hình thành bởi nhiều yếu tố, nước ta có lợi thế nhân công rẻ nhưng nguyên liệu, máy móc cho dự án hầu như phải nhập khẩu nên thực tế hiện giờ mặt bằng giá là không cao. Thị trường đang tốt dần lên, nhưng chủ đầu tư cũng cần quan tâm tới nguồn cung, không nên "đẩy" giá BĐS để tránh rủi ro khi thị trường vẫn còn rất mong manh.

Thời điểm này nên bỏ tiền mua nhà

Chia sẻ về những "thăng trầm" của giới đầu tư BĐS tại Việt Nam, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, từ đổi mới đến nay, thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua 3 lần sốt giá. Cụ thể, giai đoạn sốt giá lần thứ 1 (1991-1993) và lần thứ 2 (2001-2003) tại các đô thị lớn, giá đất thậm chí còn tăng gấp 10 lần; lần sốt giá thứ 3 (2007-2009) giá đất tuy chỉ tăng 2-3 lần, tuy nhiên, đây lại là giai đoạn bùng nổ nhất và giới đầu tư được lợi nhiều nhất.

Ông Võ cho biết, trong nền kinh tế chuyển đổi, đặc trưng của thị trường: Quá trình tăng giá là quá trình tất yếu, xu hướng này luôn tăng vượt giá trị thật trên thị trường. Theo ông Võ, đó là quá trình tích tụ bong bóng mang tính quy luật. Cụ thể, giá đất bằng 0 tới bằng giá thị trường đã tạo ngữ cảnh đất tăng giá mạnh, đầu tư vào BĐS mang lại hiệu quả cao nhất, tạo ra hệ quả là tham nhũng đầu tư, tích trữ tiền vào BĐS giá cao và không quan tâm đến phân khúc giá thấp

Cũng theo vị chuyên gia này, tại thời điểm sốt nóng vài năm trước, thị trường rất sôi động, người người kinh doanh BĐS, hầu hết các dự án đều bị đẩy giá lên mức cao quá, khi đó mỗi dự án chủ đầu tư lãi 50%, có khi 100% hoặc hơn nữa là chuyện bình thường.

Ông Võ nhận định, hiện nay, giá BĐS đã giảm khá sâu, có một số dự án đã giảm tới 50%, với mức giảm này, các chủ đầu tư gần như không có lãi hoặc nếu có lãi cũng sẽ rất ít. Người mua nhà đang rất có lợi với mức giá mới này, nhất là đối với đa phần người dân đang có thu nhập trung bình và thấp.

Trong thời gian tới, với động lực chủ yếu từ thị trường, nhà đầu tư sẽ làm xu hướng thị trường thay đổi. Vì thế, chủ đầu tư cần phải định hình, thay đổi quan điểm hiện tại, đặc biệt, phải đưa ra những phương thức bán hàng cởi mở hơn, ông Võ nói.

Từ một góc nhìn khác, ông Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp Ngân hàng BIDV, chuyên gia tài chính ngân hàng lại cho rằng, dưới góc độ vĩ mô, 2 chỉ số quan trọng của thị trường là BĐS và chứng khoán bởi khi nền kinh tế lên xuống 2 chỉ số nhạy cảm nhất. Nếu coi đáy tăng trưởng kinh tế Việt Nam là năm 2012 và lấy thống kê 2010 để làm gốc ta thấy, nền kinh tế đang khởi sắc và BĐS ấm lên khiến tâm lý người tiêu dùng, nhà đầu tư thay đổi.

Cũng theo ông Lực, cơ chế chính sách của Nhà nước cũng góp phần "kích" thị trường BĐS đi lên bởi nếu không có Nghị quyết 02 sẽ không có gói 30.000 tỷ và cũng không có hỗ trợ thị trường, nhằm vào thị trường BĐS. Đối với góc độ vi mô, bản thân người mua nhà và nhà đầu tư thấy rằng, đây là thời điểm mua bán thích hợp trong bối cảnh giá nhà đã giảm 30-40% và chủ đầu tư liên tục tung các “chiêu” bán hàng, cắt lẻ căn hộ thích hợp, khuyến mại, giảm giá bán...

"Đại gia" tăng doanh thu từ bán bất động sản

0 nhận xét
Diaoconline - Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2014 của CTCP Tập đoàn FLC, công ty đạt hơn 505 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 125,23 tỷ đồng. Điểm đáng lưu ý là, trong quý này, FLC đã bắt đầu tăng doanh thu từ bán bất động sản. Với kết quả này, FLC đã hoàn thành 86,57% kế hoạch lợi nhuận năm, EPS trên vốn điều lệ mới đạt cơ bản 9 tháng đạt 1.316 đồng.



Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2014 của CTCP Tập đoàn FLC (mã FLC - sàn HOSE), công ty đạt hơn 505 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 125,23 tỷ đồng trong quý III/2014. Điểm đáng lưu ý là, trong quý này, FLC đã bắt đầu tăng doanh thu từ bán bất động sản. Đây cũng là khoản mục đóng góp tỷ trọng khá lớn vào lợi nhuận trong quý; bên cạnh thu nhập từ hoạt động M&A và đầu tư tài chính.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2014, doanh thu hợp nhất của FLC đạt 1.172 tỷ đồng; lãi sau thuế 303,45 tỷ đồng, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 239,717 tỷ đồng. Với kết quả này, FLC đạt mức thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đầu năm là 1.316 đồng. Với mức giá hiện xấp xỉ 12.000 đồng/cổ phiếu, P/E dự phóng đến cuối năm 2014 chỉ chưa đến 7 lần.

Tại thời điểm 30/9/2014, FLC có số dư tiền 360 tỷ đồng trên vốn điều lệ 3.148,938 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt trên 3.793 tỷ đồng.

Ông Doãn Văn Phương, Tổng giám đốc FLC cho biết, trong quý IV năm nay, FLC dự kiến sẽ tăng mạnh mảng thu nhập từ mảng bất động sản do một số dự án đã đủ kiện để mở bán và đang được Tập đoàn đẩy mạnh triển khai như: FLC Garden City, FLC Complex 36 Phạm Hùng tại Nam Từ Liêm, Hà Nội; các dự án tại Thanh Hóa…

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Luật bất cập khiến dân chịu khổ

0 nhận xét


Người mua nhà đã sinh sống ổn định bảy năm bỗng nhiên “ngã ngửa” khi bị ngăn chặn giao dịch ngôi nhà bởi phải thi hành bản án của một người không quen biết. 

 Đó là chuyện của gia đình ông Hà Văn Mùi (ngụ P.7, Q.6, TP.HCM).


Ông Hà Văn Mùi trình bày lại vụ việc - Ảnh: Quang Định

Tôi không biết ông Trương Anh Tài là ai. Nhưng một ngày tôi nhận được quyết định ngăn chặn giao dịch với căn nhà tôi đang ở suốt nhiều năm nay để thi hành một bản án của ông Tài. Ông Hà Văn Mùi nói.

Năm 2007, tôi mua căn nhà 435 Phạm Văn Chí (P.7, Q.6) từ ông Ngô Cúc Minh và bà Nguyễn Thị Huệ. Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục, giấy tờ nhà đất cũng đã sang tên cho tôi, gia đình tôi sinh sống liên tục từ đó tới nay.

Nhưng bỗng nhiên ngày 20-8-2014, tôi nhận được thư mời của Chi cục Thi hành án dân sự Q.6 mời lên thông báo quyết định số 495 về việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển nhượng quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với căn nhà 435 Phạm Văn Chí, cho rằng đây là tài sản của ông Trương Anh Tài, là con của ông Lưu Khâm Hớn và bà Trương Kim Huê - chủ cũ của căn nhà này. Quyết định do chấp hành viên Bạch Đằng Quang ký.

Khi tôi gặp Chi cục Thi hành án dân sự Q.6 thì được biết tôi phải chấp hành bản án hình sự từ năm 1999. Ông Tài đã hoàn thành án phạt tù, nhưng còn số tiền phạt là 17.370.500 đồng thì cơ quan thi hành án không tìm được ông này nên đã ra quyết định 495 để ngăn chặn giao dịch căn nhà của tôi, tránh việc tẩu tán, hủy hoại tài sản.

Tôi là người mua nhà ngay tình, qua nhiều lượt giao dịch chứ không phải là người mua trực tiếp. Hơn nữa tôi không liên quan gì đến ông Tài, bởi vậy việc Chi cục thi hành án dân sự Q.6 quyết định ngăn chặn giao dịch căn nhà của tôi là hoàn toàn sai trái, vì việc mua bán căn nhà diễn ra trước quyết định thi hành án (quyết định ngày 23-5-2003) và khi đó tài sản này không còn liên quan gì tới ông Tài nữa. Cụ thể, cha ông Tài mất từ năm 1973.

Năm 2001, mẹ ông Tài đã bán căn nhà này cho ông Đặng Hoàng Vũ. Ngày 16-12-2003, ông Vũ bán lại cho ông Ngô Cúc Minh và bà Nguyễn Thị Huệ. Ngày 31-8-2007, ông Minh và bà Huệ đã chuyển nhượng lại căn nhà này cho vợ chồng tôi.

Như vậy, tôi là người chủ hợp pháp của căn nhà, tại sao lại ngăn chặn không cho tôi giao dịch? Cho dù vì bất cứ lý do gì, việc làm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của tôi, ảnh hưởng đến niềm tin của tôi vào công lý vì tôi đã mua bán đúng theo quy định của pháp luật mà cuối cùng lại không được pháp luật bảo vệ, trái lại quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của tôi còn bị xâm hại.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Tp.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch 2 khu dân cư đô thị mới tại Hóc Môn

0 nhận xét
Ngày 23/10, UBND Tp.HCM đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hai khu dân cư đô thị mới tại huyện Hóc Môn là Khu dân cư đô thị Tân Hiệp và Khu dân cư đô thị Tân Thới Nhì.

Khu dân cư đô thị Tân Hiệp nằm trên địa bàn xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn. Tổng diện tích quy hoạch là 290,18 ha, quy mô dân số dự kiến là 27.000 người.



Phía Đông – Nam dự án giáp khu dân cư ngã ba Hồng Châu và khu dân cư nông thôn xã Tân Hiệp; phía Tây – Nam giáp Quốc lộ 22; phía Bắc giáp kênh An Hạ.
Tp.HCM vừa duyệt quy hoạch hai khu dân cư đô thị tại huyện Hóc Môn
Tp.HCM vừa duyệt quy hoạch hai khu dân cư đô thị tại huyện Hóc Môn. Ảnh: Internet

Khu dân cư đô thị Tân Thới Nhì nằm trên địa bàn xã Tân Thới Nhì; có phía Đông - Bắc giáp Quốc lộ 22; phía Tây - Bắc giáp kênh An Hạ; phía Tây - Nam giáp khu đất nông nghiệp, xã Xuân Thới Sơn; phía Đông – Nam giáp kênh Trung ương - khu dân cư xã Tân Thới Nhì.

Khu vực quy hoạch dự án có diện tích 478,5 ha; với quy mô dân số dự kiến là 38.000 người.

Thẩm quyền tổ chức lập hai đồ án quy hoạch nói trên là UBND huyện Hóc Môn. Thời hạn quy hoạch đến năm 2020.

UBND Tp.HCM chỉ đạo, khi triển khai các dự án đầu tư nói trên, có những diện tích nằm trong khu vực có sông, kênh, rạch, do dó, UBND huyện Hóc Môn, các sở, ban, ngành có liên quan cần sát sao trong việc quản lý để các dự án tuân theo đúng chỉ giới hành lang sông, kênh, rạch.

Trong trường hợp cần san lấp kênh, mương, rạch (nếu có) để thực hiện các dự án thì cần phải có ý kiến chỉ đạo từ các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Doanh nghiệp bất động sản đổ về vùng ven

0 nhận xét
Khi mà quỹ đất nội thành ngày càng khan hiếm và chủ yếu để dành cho các dự án căn hộ hạng sang, khu vực ngoại thành với quỹ đất nhiều và giá rẻ đang trở thành điểm đến của cả nhà đầu tư và người mua nhà đất ở.


Doanh nghiệp săn đất vùng ven


Trong cơ cấu giá thành một dự án, tiền đất chiếm gần khoảng 50%. Chính vì vậy, nếu chọn được những khu đất giá rẻ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được căn hộ giá thành thấp, đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận khách hàng mua nhà hiện nay. Thời gian gần đây hàng loạt dự án nhà đất đang được đầu tư xây dựng, từ cao cấp cho đến bình dân đều chủ yếu tập trung ở khu vực ngoại thành, vùng ven Tp.HCM. Quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh là những quận có tốc độ đô thị hóa mạnh, hạ tầng đầu tư vượt bậc trong thời gian qua và quỹ đất còn khá dồi dào nên nhanh chóng trở thành khu vực được các doanh nghiệp săn tìm, tập trung số lượng dự án đông đảo nhất.

Đơn cử như đại gia Novaland thời gian qua liên tục xúc tiến hàng loạt dự án cao cấp ở khu vực quận 2, quận 7, quận 9 như Sunrise City (quận 7), Tropic Garden, Lexington Residence (quận 2),  Lucky Dragon, Golf Park (quận 9)… Sắp tới đây Novaland dự định sẽ tiếp tục khởi động hàng loạt dự án mới tại khu vực này. Một số dự án trọng điểm của Tập Đoàn Đất Xanh đang xúc tiến như Sunview Town, Sunview 1&2, Arisen, 4S Riversside Linh Đông đều tập trung ở khu vực quận Thủ Đức. Ngoài ra, một số dự án nổi bật về cả chất lượng và sức mua thời gian vừa qua như Vista Verde, The CBD Premium Home, Eastern, Hưng Ngân Garden, 8X Plus, Ehome, Emerald… hầu hết đều ở các quận vùng ven.


Thị trường bất động sản năm 2014 ghi nhận thanh khoản khá tốt ở phân khúc nhà giá rẻ, bình dân. Những dự án thuộc phân khúc này luôn có lượng giao dịch khả quan nhất thị trường chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp BĐS đang tranh thủ thâu tóm các dự án tồn kho, trùm mền, nhất là ở khu vực vùng ven để khởi động lại nhằm đáp ứng nhu cầu khách mua hiện tại. Những dự án vùng ven nhưng kết nối thuận tiện với trung tâm thì vừa đáp ứng được về giá, về không gian sống cũng như bảo đảm đi lại thuận tiện cho cư dân nên đang là sản phẩm được lựa chọn. Theo ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty Danh Khôi Á Châu, hiện giá nhà đất vẫn còn quá cao so với thu nhập của đại đa số người dân. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đang về vùng ven, dọc các trục giao thông huyết mạch để mua đất làm dự án, nhằm giảm giá nhà, đất. Mặc dù ở xa nhưng khách hàng vẫn chấp nhận mua vì giá rẻ, phù hợp với thu nhập và giao thông ngày càng thuận tiện hơn.

Hiện tại, nguồn cung căn hộ sơ cấp của thành phố chủ yếu đến từ các quận 7, quận 2, Tân Phú và Thủ Đức, dự án đất nền thì lại tập trung chủ yếu ở quận 9, Thủ Đức và Bình Chánh. Quỹ đất trống hiện nay chủ yếu tập trung ở các quận Củ Chi, Hóc Môn, Bình Tân và cần Giờ nên trong tương lai khu vực này sẽ đón nhận nhiều sự đầu tư mới. Đến nửa đầu 2015, thành phố sẽ có thêm hơn 2.300 căn hộ chung cư và hơn 1.000 căn biệt thự/nhà phố đến từ 10 dự án đất nền dự kiến sẽ gia nhập thị trường và các dự án này chủ yếu tập trung ở các quận ngoại thành như quận 2, quận 9, Thủ Đức, Bình Chánh.

Dân chuộng nhà đất ngoại thành


Sức mua của thị trường đối với các dự án nhà đất ngoại thành thời gian qua vô cùng khả quan cho thấy xu hướng mua nhà của người dân không còn quẩn quanh các dự án trung tâm nội thành. Công Ty Hoàng Anh Sài Gòn ghi nhận sự thành công của dự án Hưng Ngân với hơn 600 căn hộ được tiêu thụ sau 2 đợt mở bán, công ty Hưng Thịnh thời gian qua đã mở bán thành công hơn 400 căn hộ ở dự án 8X Plus (quận 12). Hiện dự án 12 View của công ty này mới cho đặt cọc nhưng đã có hơn 100 căn được khách hàng đặt mua. Công ty Nam Long bán được khoảng 700 căn dự án Ehome 3, 4. Danh Khôi Á Châu bán hơn 300 nền đất tại dự án Tên Lửa Residence (Bình Tân), gần 300 nền đất tại dự án Osaka (quận 8).  Hiện doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục mở bán khoảng 100 nền đất tại dự án Tân Tạo Garden (Bình Tân).

Giá cả cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến người mua hướng về nhà đất ngoại thành. Hầu hết các dự án nhà đất giá rẻ hiện nay đều tập trung chủ yếu ở các quận, huyện vùng ven. Dự án 12 View của Công ty Hưng Thịnh giá bán chỉ khoảng 11,3 triệu đồng/m2, Hưng Ngân Garden khoảng 10,9 triệu đồng/m2, Cheery 2 khoảng 12,3 triệu đồng/m2. Phân khúc đất nền ngoại thành cũng có mức giá bán tương đối mềm hơn như dự án Green Villas, Dương Hồng Garden House của Đại Phúc có giá bán khoảng 15 triệu/m2, dự án đất nền Tân Tạo Garden của Công ty Danh Khôi Á Châu (Q.Bình Tân) giá chỉ 8,5 triệu đồng/m2, Mỹ Hạnh Hoàng Gia của Trần Anh giá khoảng 3,4 triệu/m2…

Ông Trần Thanh Hoàn, giám đốc sàn giao dịch Trần Anh (228 Cộng Hòa) nhận định, khi quỹ đất trung tâm đang hạn hẹp, các dự án khu vực này luôn có mức giá khá cao, người dân không đủ điều kiện mua nhà ở khu vực trung tâm thành phố sẽ có xu hướng chuyển sang mua nhà đất ngoại thành khiến không chỉ dự án căn hộ bán tốt, các dự án đất nền giá rẻ nơi đây cũng được hâm nóng trở lại.

Theo ông Hoàn, hạ tầng đang là yếu tố đóng vai trò cốt lõi trong việc tái sinh cho các dự án ngoại thành. Tốc độ đô thị hóa ngày cành nhanh của khu vực vùng ven cộng thêm hàng loạt công trình hạ tầng kết nối với trung tâm thành phố giúp giao thông không chỉ thuận lợi, nhanh chóng mà còn là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế khu vực trong tương lai. Điều này đã lôi kéo cả chủ đầu tư lẫn người mua đổ về ngoại thành săn đất, mua nhà với giá mềm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cảnh báo khách hàng cẩn thận trọng trong việc lựa chọn nhà đất vùng ven. Người mua nên tìm kiếm những thương hiệu uy tín thay vì tìm tới các dự án thiếu cơ sở pháp lý; thận trọng trước những dự án mà chủ đầu tư vì muốn đẩy hàng, kiếm lợi đã bán ra các nền được phân lô trên diện tích hẹp, không được đầu tư cơ sở hạ tầng, pháp lý không rõ ràng để tránh tình trạng tiền mất tật mang vì ham rẻ.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Bất động sản quý III/2014 ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan

0 nhận xét



(Theo Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường vừa công bố trong quý 3/2014, thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM đã ghi nhận nhiều dấu hiệu khả quan, song vẫn còn đó không ít âu lo. Thị trường căn hộ, đất nền Hà Nội đã thực sự hồi phục trở lại, trong khi các phân khúc khác vẫn còn khó khăn.

Những tín hiệu tích cực


Theo Công ty Savills Việt Nam, trong quý III/2014, thanh khoản của thị trường căn hộ Hà Nội tăng 58% theo quý. Tỷ lệ hấp thụ đạt 38%, tăng 15 điểm phần trăm theo quý. Tổng nguồn cung căn hộ tại Hà Nội khoảng 100.700 căn từ 171 dự án đã bán hết và 67 dự án đang mở bán.

Bà Ngô Hương Giang, Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn của Savills nhận định, những dự án có tiến độ xây dựng tốt, vị trí thuận lợi và chủ đầu tư uy tín vẫn tiếp tục bán hàng tốt. Những nhà đầu tư và nhà đầu cơ đã quay trở lại thị trường, bên cạnh những người mua có nhu cầu ở thực.

Cùng quan điểm, ông Jonathan Tizzard, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và thẩm định giá của Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, tình hình hoạt động của thị trường trong quý III/2014 ghi nhận khá tốt ở tất cả các hạng, bởi sự tham gia không chỉ của người sử dụng cuối cùng mà cả giới đầu tư.

Cũng có kết quả như trên, báo cáo của CBRE cho biết thêm, phân khúc biệt thự, liền kề cũng có xu hướng tăng khi các dự án mở bán trong quý có kết quả bán hàng rất tốt như biệt thự Hoa Anh Đào thuộc Dự án Vinhomes Riverside, Ecopark giai đoạn 2, Gamuda Gardens, hay Lâm Viên (Đặng Xá II).

Kết quả bán hàng tốt trong lĩnh vực bất động sản cả ở Hà Nội lẫn TP.HCM, bất chấp những quan niệm tránh mua nhà trong tháng Ngâu (tháng 7 Âm lịch). Tại Hà Nội, kết quả bán hàng tốt của các dự án hạng B và C khiến số căn hộ đã bán của toàn thị trường tăng 58% theo quý. 7 quận có mức giá tăng trung bình 2,7% theo quý, trong khi 5 quận khác có mức giá giảm trung bình 1,5% theo quý. Những nhà đầu tư và nhà đầu cơ đã quay trở lại thị trường, bên cạnh những người mua có nhu cầu ở thực.

Tại TP.HCM, trong quý III/2014, 10 dự án mới và 4 dự án cũ đã chào bán thêm 4.600 căn hộ, tăng 19% theo quý và 103% theo năm. Trong đó, có khoảng 3.280 căn hộ được bán thành công, tăng 29% theo quý và 85% theo năm. Đây là lượng giao dịch thành công tốt nhất kể từ quý IV/2010.

Thị trường vẫn còn nhiều khó khăn


Bên cạnh những tín hiệu vui, trên thị trường bất động sản quý III/2014 cũng tồn tại không ít lo âu. Theo Savills, trong quý III/2014, tổng nguồn cung bán lẻ của Hà Nội đạt 690.000 m2 sàn. Giá thuê tiếp tục xu hướng giảm như nhiều quý trước, xuống mức 41 USD/m2/tháng, giảm 6% theo quý và 15% theo năm.

Trong khi đó, tổng nguồn cung phân khúc khách sạn không đổi so với quý trước, nhưng tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất thuê của cả thị trường không đổi theo năm, nhưng do giá thuê giảm 4%, nên doanh thu phòng trung bình (RevPAR) giảm 3% theo năm. Tổng nguồn cung tương lai không chắc chắn do không có dự án nào có tiến độ thay đổi lớn so với các quý trước. Trong 31 dự án tương lai được ghi nhận, khoảng một nửa số dự án có số lượng phòng xác định khoảng 5.000 phòng, trong số đó, chỉ có 5 dự án đang hoàn thiện hoặc đang thi công, số còn lại đang tạm dừng hoặc trong giai đoạn quy hoạch.

Ở một phân khúc khác, tổng diện tích cho thuê của thị trường văn phòng Hà Nội tăng 3% theo quý và 20% theo năm sau khi Dự án Lotte Center Hanoi gia nhập thị trường, cung cấp khoảng 45.000 m2 sàn. Giá thuê văn phòng trung bình tăng 1,9% theo quý sau 12 tháng giảm liên tiếp. So với quý trước, giá thuê hạng A tăng 2%, trong khi giá thuê của hạng B giảm nhẹ 0,8% và hạng C giảm 1,2%. Công suất thuê toàn thị trường đạt 74%, giảm 1,5% theo quý và 0,7% theo năm. Công suất thuê của hạng A giảm 6% theo quý, trong khi đó hạng B và C giữ mức ổn định, lần lượt đạt 69% và 84%.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng dự báo thị trường bất động sản những tháng cuối năm sẽ tiếp tục ổn định, tăng trưởng, lượng hàng tồn kho tiếp tục giảm. Cùng với những tín hiệu tích cực này, xu hướng mua bán sáp nhập các dự án tiếp tục tăng, nhiều dự án được khởi công và sẽ khởi động lại các dự án trước kia tạm dừng, góp phần tăng nguồn cung những căn hộ phù hợp nhu cầu của thị trường.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC MUA BÁN NHÀ ĐẤT

0 nhận xét

Gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Các bên ký Hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng
Ký hợp đồng tại cơ quan công chứng: Phòng công chứng Nhà nước hoặc Văn phòng công chứng tư - Danh sách Phòng công chứng tại TPHCM

Bước 2: Bên mua nộp hồ sơ kê khai đóng lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế cấp quận, huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 3: Một trong hai bên nộp hồ sơ mua bán tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp quận/huyện. (Trường hợp bán một phần nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở thì phải kèm theo bản vẽ sơ đồ diện tích nhà ở, đất ở có thẩm tra của UBND cấp tỉnh).

Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính

Bước 5: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

Bước 6: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Lưu ý:
Thời gian làm thủ tục cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Các tỉnh, thành phố sẽ có quy định cụ thể trình tự chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở cho phù hợp với từng địa phương.

Có 2 trường hợp : nếu giấy tờ sở hữu kiểu cũ (trắng) thì sẽ được cấp giấy theo mẫu mới hiện nay. Còn nếu đã có giấy tờ mới thì chỉ đăng ký điều chỉnh, thay đổi ở trang cuối.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Người ngoại quốc vẫn khó mua nhà ở Việt Nam

0 nhận xét

Diaoconline360 - Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được mong đợi sẽ tạo điều kiện thông thoáng cho người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam (VN). Tuy nhiên, việc bỏ quy định người nước ngoài nhập cảnh được quyền sở hữu nhà ở trong dự thảo mới đây, theo nhận định của GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT - là “chúng ta đang lo cái khó có thể xảy ra”. Điều này cho thấy các nhà soạn luật đang lúng túng, quá dè dặt, chưa “mở” đã vội thắt! 


Nhu cầu cao


Mark Thomas là một giám đốc điều hành tại một công ty đa quốc gia có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Mỗi năm Mark Thomas tới Việt Nam khoảng 3,4 lần và mỗi lần ở lại đây từ vài ngày cho tới vài tuần. Do nhu cầu đi lại khá thường xuyên nên Mark Thomas muốn đứng tên mua một căn nhà tại TPHCM. Tuy nhiên các quy định hiện tại không cho phép việc mua bán nhà đất của những người nước ngoài như Mark Thomas.

Mark Thomas chỉ là một trong số hàng ngàn người nước ngoài sẵn sàng đổ tiền vào bất động sản Việt Nam. Theo công ty tư vấn tiếp thị bất động sản quốc tế như Colliers Việt Nam, CBRE... ngay cả những lúc khó khăn nhất của thị trường khi “người trong muốn ra” thì các đơn vị tư vấn vẫn liên tục tiếp nhận nhu cầu “người ngoài muốn vào” của khách nước ngoài.

Ở chiều ngược lại, thị trường bất động sản Việt Nam cũng đang rất trông đợi vào “luồng gió mới” từ nguồn cầu tiềm năng và sẵn sàng “chi đẹp” ở phân khúc cao cấp của các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Còn từ góc độ quản lý vĩ mô, dòng tiền từ người nước ngoài chính là nguồn lực tài chính quý giá, không cần dùng đến gói cứu trợ của nhà nước, mà vẫn không bóp méo thị trường.

Cầu có - cung sẵn sàng - đúng thời điểm, tất cả chỉ còn chờ dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) với chủ trương nới quy định trong sở hữu nhà đối với Việt kiều và người nước ngoài được thông qua.

Chưa mở đã siết



Tuy nhiên, trung tuần vừa qua, dự thảo đã được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, quy định mang tính đột phá và đem lại hy vọng nhất cho thị trường: “Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam” đã không còn ở dự thảo.

Ngay lập tức, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) lên tiếng phản đối. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoRea cho rằng việc "siết" các điều kiện cho người nước ngoài mua nhà đã làm hạn chế, thậm chí làm mất tác dụng của chủ trương mở rộng điều kiện cho cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Bởi số người “đang học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam” chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số hàng ngàn người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Hơn nữa, quy định này cũng không “tiến bộ” bao nhiêu so quy định cá nhân nước ngoài phải có visa nhập cảnh vào Việt Nam 6 tháng, 12 tháng trước đây.

VN đang chê tiền?


Trong một phiên họp Chính phủ cách đây chưa lâu, Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh đã từng khẳng định, việc nới lỏng cho phép người nước ngoài mua nhà tại VN được đánh giá là nguồn lực lớn để phá băng BĐS, tạo sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư và giúp xử lý nợ xấu BĐS hiệu quả. Bộ trưởng Vinh đã thẳng thừng bày tỏ: “Chúng ta có tư duy trì trệ, sợ họ mua nhà rồi “chiếm” VN. Thực ra, khối BĐS bị tồn đọng mà tôi giải trình trước Quốc hội chủ yếu là căn hộ cao cấp. Nhiều biệt thự để trống mà số lượng người nước ngoài vào định cư ở VN khi ta hội nhập quốc tế đang tăng lên. Vì vậy, cớ sao không cho phép người nước ngoài được sở hữu ở VN?”.

Nhiều lãnh đạo các công ty tư vấn BĐS nước ngoài tại VN cũng bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự thận trọng tới mức dè dặt của dự luật được xem là rất cởi mở, thông thoáng này. Một chuyên gia nước ngoài thậm chí còn quan ngại, với dự luật mới đây nhất, “phải chăng VN đang chê tiền?” - ông này chia sẻ.

Ngoài ra, chuyên gia này cho biết, qua khảo sát thực tế cho thấy, nhiều doanh nhân nước ngoài có cơ sở kinh doanh tại nhiều nước, họ đến và ở, làm việc mỗi đợt từ vài ngày đến vài tuần, đi lại thường xuyên và có nhu cầu mua và sở hữu nhà tại VN rất lớn. Vì vậy, nếu loại bỏ quy định “chỉ cần điều kiện cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào VN thì có thể mua nhà và sở hữu nhà nếu có nhu cầu” như trong dự luật mới đây là “VN đang tự mình trói chân, trói tay mình” - ông nhận định.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 8.2014, tổng giá trị tồn kho BĐS trên cả nước vẫn ở mức cao, lên tới trên 82.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2013, mới chỉ có 126 trường hợp được mua, sở hữu nhà trên tổng số 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại VN.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Hiểu thế nào về con số 1.000 siêu thị ở Hà Nội??

0 nhận xét


“Trong quy hoạch chung, vần đề tài chính được phân định rõ theo từng giai đoạn, trong đó phần lớn số tiền vào siêu thị, TTTM được kêu gọi đầu tư chứ không phải từ nguồn vốn ngân sách toàn bộ".
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất



Hà Nội sẽ có khoảng 1000 siêu thị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Ảnh minh họa)

Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết tại buổi thông tin báo chí thành ủy Hà Nội chiều 23/9 về quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đến 2020, tầm nhìn 2030.

Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, trên địa bàn TP có khoảng 110 siêu thị, 20 TTTM tính đến năm 2012. Tổng diện tích đất của mạng lưới siêu thị trên địa bàn khoảng trên 156 nghìn m2, tổng diện tích đất các TTTM 479 nghìn m2, mạng lưới vẫn tập trung chủ yếu tại các quận nội thành.

Bà Lan lý giải, chính sự phát triển nhanh về kinh tế và đô thị, mức sống của người dân được nâng lên, vì thế nhu cầu mua sắm trở thành thói quen của bộ phận người dân thủ đô. Dự kiến đến năm 2020 quy mô dân số khoảng 9,4 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 7.500 USD/người, tổng mức bán lẻ khoảng 45,6 tỷ USD… Trên cơ sở đó, theo Phó giám đốc Sở Công thương, đến năm 2020, định hướng đến 2030 trên địa bàn thủ đô sẽ có khoảng 999 siêu thị, 64 TTTM.

Trả lời một số câu hỏi của phóng viên về những vấn đề liên quan, bà Lan cho biết mô hình chợ kết hợp trung tâm thương mại nhằm huy động nguồn vốn trong doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư, tuy nhiên chủ trương này gặp nhiều khó khăn, vì đầu tư vào lĩnh vực này phải bỏ ra một cục, nhưng lại thu từng đồng. Trên thực tế một số chợ trên địa bàn đã được triển khai nhưng khi đưa vào thực hiện quả chưa cao.

“Chúng tôi biết việc này. Khi thấy hiệu quả không cao, Sở đã kiểm tra đánh giá và có báo cáo chi tiết với UBND TP về hiệu quả mô hình này. Trên cơ sở đó, Sở đã kiến nghị dừng triển khai mô hình chợ kết hợp TTTM” – bà Lan nói.

Giải đáp về số tiền đầu tư để xây dựng 1000 siêu thị, TTTM ở đâu? Bà Lan cho biết, trong quy hoạch chung vần đề tài chính phải phân định rõ, và được chia ra từng giai đoạn: Giai đoạn từ nay đến năm 2020, trung bình mỗi năm khoảng 6.000 tỷ, sau năm 2020 khoảng 10.000 tỷ đầu tư vào lĩnh vực này. Trong đó phần lớn số tiền từ kêu gọi các kênh đầu tư chứ không phải từ ngân sách toàn bộ.

Liên quan đến diện tích đất cho siêu thị, TTTM, Phó giám đốc lý giải không phải sử dụng quỹ đất mới hoàn toàn để xây siêu thị mới, mà với tốc độ đô thị hóa cao ở Hà Nội, các khu đô thị mới sẽ ra đời nhiều với các tòa nhà cao tầng, khu chân đế tại các tòa nhà đó sẽ được dùng để phát triển siêu thị.

Riêng vấn đế Thái Lan mua đại siêu thị bán lẻ Metro, dư luận không khỏi băn khoăn về lượng hàng hóa từ Thái Lan sẽ thống lĩnh hệ thống siêu thị, khiến hàng Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bà Lan cho rằng điều này không đáng lo ngại, nếu chúng ta có định hướng phát triển tốt, gắn với chủ trương thực hiện người Việt ưu tiên dùng hàng Việt thì hàng nội địa chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên thị trường nội địa.

Theo Thành Nam (Infonet.vn)

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Ra mắt dự án căn hộ 12 View Phan Văn Hớn

0 nhận xét


Phối cảnh căn hộ 12 View Phan Văn Hớn

 
Tiếp nối thành công dòng sản phẩm Căn Hộ giá rẻ như 155 Nguyễn Chí Thanh, 26 Nguyễn Thượng Hiền, 27 Trường Chinh, Tân Hương Tower, và đặc biệt là dòng Căn Hộ 8X do Hưng Thịnh áp dụng giải pháp toàn diện là trực tiếp đầu tư, trực tiếp xây dựng và trực tiếp phân phối đó là Căn Hộ 8X Đầm Sen, Căn Hộ 8X Thái An, Căn Hộ 8X Plus, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Kinh Doanh Địa Ốc Hưng Thịnh cho ra đời sản phẩm Căn Hộ 12 VIEW giá chỉ 11,3 triệu/m2 = 630 triệu/căn (55,79m2).


  • Căn hộ 12 View  tọa lạc ngay đường Phan Văn Hớn, Quận 12
  • Căn hộ 12 View kết nối giao thông rất thuận lợi về Quận 3, Quận Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú..vv.v.v.
  • Cách sân bay TSN chỉ 5 phút.
  • Cách tàu điện ngầm Metro hiện đại nhất Việt Nam chỉ 500m.
  • Mất từ 3 – 5 phút là đến các tiện ích xung quanh như: Coop Mart, TTTM Pandora, Etown, Aeon Mall, sân bay Tân Sơn Nhất..v.v.v.

Vị trí đắc địa của căn hộ 12 view phan văn hớn 1
Vị trí đắc địa của căn hộ 12 View Phan Văn Hớn

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhận nhà ở ngay nhưng với giá thành rẻ, thiết kế hợp lý, phương án thanh toán cực kỳ tốt chỉ cần khách hàng thanh toán 70% là có thể nhận nhà ở ngay, phần còn lại có thể trả chậm 0% lãi suất, và đặc biệt với sự hỗ trợ của nhiều hệ thống Ngân Hàng như AgriBank, MB, BIDV cho vay tới 70% giá trị căn hộ trong 20 năm với lãi suất ưu đãi 5%/năm.

Căn hộ giá rẻ đại đa số là căn hộ có thời gian nhận nhà lâu nhưng với sự ra đời Căn Hộ 12 VIEW, khách hàng có thể yên tâm khi Công Ty Hưng Thịnh đưa ra sản phẩm Căn Hộ 12 VIEW đáp ứng tất cả các nhu cầu nhận nhà ở ngay, gía thành rẻ dưới 1 tỷ, thanh toán linh hoạt, ngân hàng hỗ trợ, tiện ích đầy đủ và khép kín… .


Giá phù hợp với người thu nhập thấp


Căn Hộ 12 VIEW được thiết kế bởi đội ngũ kiến trúc sư uy tín, với thiết kế trẻ trung, năng động, diện tích đa dạng phù hợp với nhiều gia đình từ 51m2 đến 93m2, tận dụng mọi chi tiết diện tích trong từng căn hộ. 12 VIEW với đầy đủ tiện ích như Hồ Bơi, hệ thống công viên cây xanh, nhà trẻ, thương mại, siêu thị, Căn Hộ 12 VIEW nằm trong khu quy hoạch 38ha Khu Dân Cư Tàu Điện Metro, cách ga tàu điện Bến Thành – Tham Lương chỉ 500m, thuận lợi về TT Quận 1 chỉ 15 phút.